Có thể xem FCU và PAU chia nhau tổng tải lạnh, chọn nhiệt độ ra PAU thấp thì giảm công suất FCUs và ngược lại. Nhưng thành phần luôn luôn không đổi là Lưu lượng gió tươi. Nghĩa là hộp gen gió là không đổi. Việc thiết kế PAU giúp giữ độ ẩm không vượt quá max (60%). Cũng là một trong những cách điều khiển độ ẩm vì ẩm chủ yếu do gió tươi mang vào.
Có 2 cách cấp gió tươi
- Thổi trực tiếp vào không gian tương tự như chức năng một AHU
- Thổi trước khi vào FCU, có thể thổi trực tiếp vào Mixing box của FCU hay gần kề FCU
Nguyên tắc thiết kế PAU là gì?
- Luôn cấp gió khô hơn không khí trong không gian điều hòa. Khô ở đây nói đến độ chứa hơi ( hay độ khô), không phải độ ẩm tương đối ( vì gió sao khi ra coil thì có độ ẩm tương đối cao 85~95%).
- Luôn cấp gió nhiệt độ càng thấp ( >9 nếu dùng VAV, > 11 nếu dùng CAV) khi có thể, khi này sẽ giảm được size của FCU hay Indoor Unit. Khi đó trong những nơi có thời tiết mùa đông mát như Da lat thì một mình PAU có thể đảm nhận chức năng sưởi. Việc sưởi này có thể dùng coil nóng hay điện trở hoặc nguồn Heat-Recovery.
Ví dụ
Công trình thiết kế chiller tổng tải lạnh là 2000kW. Có lưu lượng gió tươi là 21,000 l/s. Giả sử hoàn tòan có không gian cho đặt các thiết bị. 2 cách thiết kế PAU
1 – Nhiệt độ gió ra PAU 26DB/25DP ( dew-point) – công suất PAU: 600kW – FCUs: 1400kW
2 – Nhiệt độ gió ra PAU 13DB/12DP – công suất PAU: 1400kW – FCUs: 600kW
Vói PA1 – độ khô gió ra là 20 g/kg, PA2 là 8.7 g/kg. Với nhiệt độ phong thiết kế 24-55% thì độ khô là 10.4 g/kg. Nghĩa là điều kiện 1 chọn trái với nguyen tắc cơ bản của thiết kế PAU. PA1 ta sẽ chọn 3xPAU (200kW~7,000 l/s) Mỗi PAU 3,000$ – 100xFCU 14kW – Mỗi FCU 200$. Tỏng tiền PA1 là 29,000$
PA2 Có thể chọn 4~6 cái, ở đây chọn 5xPAU ( 280kW – 4,200 l/s) Mỗi PAU 4,000$ – 43xFCU 14kW Mỗi FCU 200$. Tổng tiền PA2 là 28,600$.
– Nếu tính thêm thiết bị phụ, đường ống thì PA2 có thể rẻ hơn nữa. Khả năng dự phong là tương đương nhau.
– Về mặc kỹ thuật thì PA2 good hơn.