Ống thoát nước ngưng - Tại sao cần khi lắp điều hòa
Có một điều rất đơn giản nhưng lại ít được mọi người quan tâm tới vấn đề thoát nước ở điều hòa. Vậy tại sao khi lắp điều hòa cần phải lắp ống thoát nước điều hòa?
Có một điều rất đơn giản nhưng lại ít được mọi người quan tâm tới vấn đề thoát nước ở điều hòa. Việc thoát nước cho máy điều hòa sẽ ảnh hưởng tới hiệu suất và tuổi thọ của máy. Trong quá trình làm việc, sẽ có một lượng nước ngưng đọng ở dàn lạnh của điều hòa. Để tránh hiện tượng chảy nước ra tường hay sàn nhà, do đó khi lắp điều hòa cần phải lắp ống thoát nước điều hòa, dẫn độ nước tới những vị trí hợp lý.
- Ống thoát nước điều hòa là một phần quan trọng nằm trong các loại vật tư khi lắp điều hòa, khi điều hòa hoạt động đặc biệt là mùa đông chạy chiều nóng, lượng nước thải trong một ngày đêm trung bình từ 6-12 lít tùy thuộc từng dòng và công suất điều hòa. Nước chảy qua ống thoát có độ lạnh khoảng 10-15 độ C do đó cần có các bộ phận dẫn hướng nước tránh rò rỉ, thoát ra sàn nhà, trần nhà.
- Trong quá trình làm lạnh khí (ở dàn lạnh của điều hòa), hơi nước ngưng tụ và hoá lỏng, vì vậy phải có đường thoát nước từ dàn lạnh ra. Nhiều người không chú ý, thậm chí không biết đến vấn đề này nên khi lắp đặt điều hoà, không biết thoát nước đi đâu – nhất là khi dàn lạnh ở phía tường trong, không tiếp cận với hệ thống thoát nước nào hoặc đi ra ngoài mặt thoáng rất xa. Vì vậy các gia đình nên chú ý khi lắp điều hòa phải lắp đặt thêm ống thoát nước điều hòa.
- Khác với ống bảo ôn thường đi trên cao (do dàn nóng và dàn lạnh đều treo cao), ít bị ảnh hưởng và có thể chấp nhận đi nổi trong trường hợp bất khả kháng. Thì ống thoát nước điều hòa lại phải thấp dần để đảm bảo chiều dốc. Vì lẽ đó, nếu không thiết kế trước hệ thống thoát nước và đặt ống ngầm chờ sẵn thì rất khó khăn, ảnh hưởng thẩm mỹ và cả vấn đề sử dụng nếu như ống thoát nước nổi trong không gian sử dụng. Nước thoát điều hoà là nước lạnh, vậy khi đi ngầm trong tường nhất thiết phải được bọc lớp bảo ôn bằng cao su để tránh quá trình trao đổi nhiệt, ngưng tụ tiếp trong lòng tường, dễ gây mốc tường hoặc thay đổi nhiệt độ, làm co ngót gây nứt tường.