Cấu Tạo Và Nguyên Lý Làm Việc Của Máy Điều Hòa Cục Bộ
Để có thể lắp đặt và sử dụng điều hòa một cách điều hòa đúng cách, thì việc quan trong trước tiên bạn phải nắm được rõ cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy điều hòa không khí.
1. Cấu tạo của điều hòa
a. Máy nén
Máy nén thường dùng là loại bơm piston, hút môi chất ở dạng hơi từ dàn bay hơi về và tạo áp suất cao, qua bình ngưng trao đổi nhiệt với nước làm mát ngưng tụ biến thành dạng môi chất lỏng cung cấp cho dàn bay hơi. Khi môi chất lỏng qua dàn tiết lưu sẽ biến thành dạng hơi. Tùy thuộc vào công suất và nhiệt độ làm lạnh yêu cầu.
b. Bình ngưng ( Dàn ngưng, dàn nóng )
Môi chất ở dạng hơi sau máy nén có công suất và nhiệt độ cao, để biến môi chất dạng hơi thành dạng lỏng thì ta phải lấy nhiệt độ của môi chất ở dạng hơi, tức là phải làm mát môi chất.
Thường có hai cách làm mát:
- Dùng nước để làm mát: dùng đối lưu nhiệt để làm mát.
- Dùng quạt gió: thổi không khí qua làm mát môi chất hay sử dụng trong các hệ thống điều hòa ( dàn nóng)
C. Van tiết lưu
Là thiết bị đặt trước dàn bay hơi, sau dàn ngưng tụ.
Môi chất lỏng qua van tiết lưu thì áp suất bị giảm mạnh làm môi chất bị biến từ dạng lỏng sang dạng hơi. Khi môi chất bay hơi nhiệt độ sẽ giảm mạnh, thu nhiệt từ môi chất. Van tiết lưu có nhiệm vụ làm giảm áp suất của môi chất và dùng để điều chỉnh lưu lượng chất lỏng cung cấp cho dàn bay hơi.
D. Dàn lạnh
Là nơi môi chất lỏng bay hơi, áp suất và nhiệt độ giảm, thu nhiệt từ các vật cần làm lạnh trong buồng lạnh: Ngưng tụ-> tiết lưu -> bay hơi.
Có hai phương pháp để làm lạnh:
- Làm lạnh trực tiếp: Dàn bay hơi đặt trực tiếp ngay trong buồng lạnh, không khí đối lưu tự nhiên và cưỡng bức, trao đổi nhiệt trực tiếp với vật cần làm lạnh. Phương pháp này thường dùng trong điều hòa không khí cục bộ.
- Làm lạnh gián tiếp: Dùng một môi chất trung gian để truyền từ dàn bay hơi vào buồng lạnh. Môi chất trung gian có thể là không khí hoặc nước muối. Phương pháp này thường dùng trong hệ thống điều hòa không khí trung tâm.
2. Nguyên lý làm việc
Nguyên lý làm việc của điều hòa không khí
- Các chu trình:
1-2: Môi chất lạnh ở dạng lỏng, áp suất thấp trong thiết bị bay hơi hấp thụ nhiệt từ môi trường xung quanh, thường là không khí, nước, hoặc chất lỏng khác. Trong quá trình này, môi chất thay đổi từ trạng thái lỏng sang trạng thái khí và sẽ bị quá nhiệt tại đầu ra của thiết bị bay hơi.