Các phương pháp thông gió cho nhà xưởng
Các phương pháp thông gió cho nhà xưởng
Tác dụng của việc lắp đặt hệ thống thông gió cho nhà xưởng
Mô hình nhà xưởng sản xuất thường có diện tích rộng, đặt nhiều máy móc và có đội ngũ công nhân viên trực tiếp làm việc bên trong. Quá trình sản xuất khiến không khí bên trong xưởng bị ô nhiễm bởi bụi công nghiệp, khí thải cũng như hóa chất độc hại. Nếu không có giải pháp xử lý lượng không khí ô nhiễm này, chắc chắn sức khỏe của công nhân làm việc trong xưởng sẽ bị ảnh hưởng.
Hệ thống thông gió đảm bảo lưu thông không khí bên trong nhà xưởng
Mục đích chính của việc lắp đặt hệ thống thông gió cho nhà xưởng nhằm đảm bảo sự lưu thông của không khí trong không gian xưởng và làm sạch không khí. Hệ thống thông gió là thiết bị cải thiện chất lượng không khí nhờ khả năng vận chuyển khí ô nhiễm bên trong xưởng ra ngoài giúp không khí trở lại trong lành.
Nguyên tắc cơ bản của hệ thống thông gió là đón gió vào trong một không gian kín nhằm duy trì sự lưu thông của không khí. Như vậy đối với những trường hợp như nhà riêng hay không gian mở lắp đặt nhiều cửa kính không nhất thiết phải lắp đặt hệ thống thông gió. Tuy nhiên với những không gian rộng, ít cửa đón gió như nhà xưởng hay tầng hầm thì việc lắp đặt hệ thống thông gió là thực sự cần thiết.
Những phương pháp lắp đặt hệ thống thông gió cho nhà xưởng
Là nhà thầu cơ điện lạnh uy tín chuyên cung cấp các giải pháp thông gió và điều hòa công nghiệp cho các công trình, dự án lớn trên phạm vi toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra một số phương pháp thiết kế, lắp đặt hệ thống thông gió cho nhà xưởng đang được sử dụng phổ biến như sau:
Nguyên lý hoạt động cơ bản của hệ thống thông gió
1. Thông gió tự nhiên
Hệ thống thông gió tự nhiên giúp không khí tuần hoàn tốt trong môi trường nhà xưởng bằng cách bố trí cửa lấy gió và thải gió đối xứng nhau. Phương pháp này có ưu điểm là giúp không gian nhà xưởng trở nên thoáng đãng, chi phí đầu tư thấp, vận hành động cơ không tốn quá nhiều điện. Tuy nhiên nhược điểm của hệ thống thông gió này là hiệu suất hoạt động không cao do phải phụ thuộc nhiều vào hướng gió và không gian.
2. Thông gió cơ khí không sử dụng kênh dẫn gió
Hệ thống thông gió này hoạt động theo cơ chế tạo ra sự chênh lệch áp bên trong xưởng dựa vào hoạt động của quạt hút gió. Phương pháp này tương đối giống với thông gió tự nhiên, chỉ khác ở chỗ quạt hút được đặt trên tường thay cho lam gió. Ở phía đối diện tiến hành đặt những lam gió có lưới lọc bụi hoặc tấm lọc công nghệ để lấy gió bên ngoài. Khí thải ô nhiễm được hút ra sẽ được thay thế bằng gió tươi bên ngoài tràn vào.
3. Thông gió cơ khí sử dụng kênh dẫn gió
Phương pháp thông gió này hút không khí tươi từ bên ngoài bằng cách thổi nó qua màng lưới làm bằng giấy dạng tổ ong. Màng lưới giấy được làm ẩm bằng cách tưới nước lên thông qua bộ van tự động cấp – xả. Không khí từ ngoài đi qua màng lưới giấy này sẽ giảm nhiệt độ xuống khoảng từ 3 – 5 độ C so với nhiệt độ bên ngoài.
Sau khi đã làm mát không khí bằng lưới giấy thấm nước, một moteur quạt sẽ đảm nhiệm việc thổi khí mát liên tục vào xưởng đồng thời đẩy không khí nóng và ô nhiễm trong xưởng ra ngoài. Không chỉ làm mát không khí, hệ thống thông gió cơ khí sử dụng kênh dẫn gió còn tăng độ ẩm trong xưởng lên từ 3% – 5%. Do làm mát bằng giải pháp bốc hơi nước tự nhiên nên hệ thống thông gió này giúp tiết kiệm điện hơn nhiều so với việc làm mát bằng điều hòa nhiệt độ.
4. Thông gió kết hợp làm mát nhà xưởng
Xưởng may phù hợp lắp đặt hệ thống thông gió kết hợp làm mát nhà xưởng
Đây là hệ thống thông gió đang được lắp đặt phổ biến tại các nhà xưởng nhờ ưu điểm ít tiêu thụ điện năng (bằng 1/10 so với điều hòa) giúp tiết kiệm chi phí. Một ưu điểm nổi trội khác của hệ thống thông gió kết hợp nhà xưởng là có khả năng làm mát tại một số vị trí cần thiết, không giống như điều hòa phải làm lạnh toàn bộ không gian. Những mô hình nhà xưởng như xưởng cơ khí, xưởng in… rất thích hợp lắp đặt hệ thống thông gió này.
Trên đây là một số giải pháp thông gió hữu dụng cho nhà xưởng các chủ công trình có thể tham khảo. Để có thể lắp đặt được những hệ thống thông gió thực sự chất lượng, ít hỏng hóc và không phải bảo trì thường xuyên, chủ công trình nên tìm đến các nhà thầu cơ điện lạnh uy tín.